Phản ứng của đối phương Chiêu hồi

Tại miền Nam

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (từ năm 1969 có thêm Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) với sự hỗ trợ toàn diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng lực lượng An ninh Giải phóng thuộc lực lượng Công an Giải phóng để chống lại các chương trình chiêu hồi của Việt Nam Cộng hòa. Lực lượng này đã vận dụng các hình thức khác nhau để đẩy mạnh phong trào “phòng gian bảo mật” trong cơ quan, đơn vị kháng chiến, trong nhân dân ở vùng giải phóng và khu căn cứ. Hướng dẫn quần chúng giữ gìn an ninh trật tự, tổ chức bảo vệ hành lang vận chuyển, căn cứ hậu cần – kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ chiến đấu của quân Giải phóng. Các lực lượng An ninh Giải phóng và định hướng công tác an ninh tập trung chủ yếu thực hiện công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình âm mưu, thủ đoạn hoạt động gián điệp của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, các tổ chức trá hình, các cơ quan đàn áp, bình định, chiêu hàng và các Đảng phái Quốc gia để tham mưu phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Cục, Khu ủy, Tỉnh ủy trong công tác bảo vệ nội bộ, phát triển lực lượng quần chúng. Hướng dẫn quần chúng giữ gìn an ninh trật tự, tổ chức bảo vệ hành lang vận chuyển, căn cứ hậu cần – kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ chiến đấu của Quân Giải phóng. Lực lượng điệp báo nội đô đã nắm được và cung cấp nhiều nguồn tin tức rất có giá trị về số đối tượng làm tình báo, gián điệp, số nhân viên hành chính địa phương nguy hiểm, cung cấp cho lực lượng An ninh chủ động tổ chức công tác phòng ngừa, xử lý, phục vụ công tác phản gián bảo vệ cơ sở cách mạng. Chủ động phát hiện, đấu tranh bóc gỡ nhiều vụ nội gián nguy hiểm trong nội bộ, góp phần thuần khiết nội bộ; phát hiện, trấn áp kịp thời các hoạt động chống phá của đối phương, ngăn chặn các sơ hở mà đối phương có thể lợi dụng.

Chỉ tính từ năm 1963 đến năm 1965, lực lượng An ninh miền Nam đã phát hiện và xử lý 277 vụ nội gián, trong đó có 16 vụ từ cấp huyện trở lên. Được quần chúng giúp đỡ, lực lượng An ninh cũng đã phát hiện và bắt giữ được nhiều gián điệp xâm nhập vào vùng Mặt trận kiểm soát, phát hiện hàng trăm tình báo viên, mật báo viên của đối phương trong đó có nhiều người do đối phương cài lại. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Ban An ninh Trung ương Cục đã huy động hơn 13.000 cán bộ chiến sĩ các lực lượng An ninh Giải phóng (trong đó có hơn 1.500 cán bộ An ninh Trung ương Cục và đặc khu, hơn 1.000 cơ sở của lực lượng An ninh hoạt động trong nội thành) tham gia tiến công trên nhiều hướng, nhiều mũi, đánh thẳng vào các căn cứ sào huyệt của đối phương; tổ chức công tác tuyên truyền, phát động quần chúng nổi dậy, trừng trị, xử lý bọn gián điệp, tình báo, chiêu hồi, đầu sỏ ác ôn, chiếm lĩnh các mục tiêu được phân công, truy kích số đối tượng phản cách mạng lẩn trốn; tiếp quản, thu hồi tài liệu, phương tiện của địch bỏ lại, giải thoát tù nhân… Lực lượng An ninh T4 (An ninh Sài Gòn - Gia Định) nhanh chóng có mặt tại Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tiếp cận thuyết phục Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi binh sĩ ngừng bắn, bàn giao chính quyền cho cách mạng, góp phần tránh một cuộc chiến tranh trong thành phố và sự đổ máu không cần thiết[23].

Để chống chính sách chiêu hồi trong tù, các tù chính trị Cộng sản đã có chương trình "tự cung, tự cấp" và "có làm, có hưởng", thể hiện thái độ bất hợp tác với cai tù Việt Nam Cộng hòa. Vào tháng 7 năm 1971, đã có 3.000 tù nhân chính trị tại nhà tù Côn Đảo không tham gia lễ chào cờ Việt Nam Cộng hòa buộc nhà tù phải chuyển trại hơn 1.000 tù chính trị. Trong tù, các tù chính trị vẫn tiếp tục lập các chi bộ và Đảng bộ. Sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, Việt Nam Cộng hòa vẫn cố tình không trao trả hết tù chính trị cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam,nhưng với sự đấu tranh kiên cường của các tù chính trị Việt Nam Cộng hòa đã phải thả hết các thành viên thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Phong trào "Chống chào cờ Ngụy" và "Chống lao động khổ sai" là hai phong trào phản kháng mạnh mẽ nhất của tù chính trị Cộng sản. Đỉnh điểm vào tháng 8 năm 1970, số người tham gia "Chống chào cờ Ngụy" là hơn 4.000 người. Trong phong trào "Năm ngôi sao toàn thắng" và "Sáu ngọn cờ đầu", đã có hàng trăm chiến sĩ Cộng sản hy sinh trong mỗi phong trào để chống lại chính sách chiêu hồi của Việt Nam Cộng hòa[24].

Tại nhà tù Chí Hòa, để chống lại chính sách chiêu hồi, tù binh và tù chính trị phát động hát bài Giải phóng miền Nam, quốc ca của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong khi cai tù Việt Nam Cộng hòa tổ chức chào cờ Việt Nam Cộng hòa[25]

Tại trại tù binh Cần Thơ, tù binh đều đã trải qua nhiều trại giam khác nhau, như: Phú Quốc, Biên Hòa, Pleiku... Trên 90% tù nhân bị bắt khi bị thương rất nặng, mất nhiều máu, lại bị đánh đập, tra tấn, cùng với chế độ lao tù hà khắc, ốm đau, bệnh tật liên miên nên sức khỏe rất yếu. Để lãnh đạo cuộc đấu tranh trong nhà tù, Đảng ủy nhà tù được thành lập. Các phòng giam đều thành lập chi bộ Đảng, đoàn thanh niên, hội đồng hương... Để tránh cai tù phát hiện đàn áp, sinh hoạt Đảng chủ yếu diễn ra trong những thời gian đi bộ hoặc họp bí mật tại khu nhà bếp trại giam. Nhiệm vụ của Đảng ủy nhà tù là tìm hiểu, phát hiện những Đảng viên trung kiên, tổ chức các phong trào đấu tranh cải thiện đời sống lao tù; bảo vệ, chăm sóc thương binh, người già, phụ nữ; bồi dưỡng lý tưởng cách mạng; phát hiện, bồi dưỡng quần chúng tích cực, phát triển Đảng trong tù; liên hệ, móc nối với cơ sở Đảng ngoài nhà tù để hoạt động đúng hướng. Để công khai, trực tiếp đấu tranh với cai tù, Ban đại diện tù binh ra đời gồm các Đảng viên có năng lực, phẩm chất chính trị tốt, có trình độ lý luận, được mọi người tin tưởng bầu ra. Thành lập các tổ giúp việc như: Tổ an ninh chính trị, tổ đời sống, tổ tuyên truyền văn hóa - văn nghệ, tổ chăm sóc thương binh...Hình thức đấu tranh hô la - tuyệt thực - mổ bụng là hình thức đấu tranh tập thể cao nhất, quyết liệt nhất và hiệu quả nhất.[26]

Ngày 30/3/1972, trong khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và người dân miền Nam mở cuộc tấn công chiến lược vào tuyến phòng thủ đường 9 – Quảng Trị, Kon Tum, khu V, miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Lực lượng An ninh Giải phóng đã phối hợp với bộ đội địa phương tấn công các chi cục cảnh sát, dinh tỉnh trưởng, ty chiêu hồi, cơ quan tình báo, biệt kích, hỗ trợ quần chúng phá ấp chiến lược trở về quê quán. Trong chiến dịch Tây Nguyên, lực lượng An ninh Giải phóng đã phối hợp với Quân Giải phóng phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kìm; đánh chiếm các mục tiêu được phân công, như trụ sở làm việc của ngụy quyền, cảnh sát, tình báo và tình báo trá hình, Ty phát triển sắc tộc, Ty chiêu hồi, tổ chức bình định nông thôn, các tổ chức Đảng phái phản động, thu hồi toàn bộ hồ sơ, tài liệu của địch[27].

Tính đến tháng 4/1974, lực lượng An ninh Giải phóng đã xây dựng được 18.480 cơ sở bí mật, riêng điệp báo xây dựng được 218 cơ sở từ cấp xã trở lên. Thông qua đẩy mạnh phong trào “phòng gian bảo mật” trong cơ quan, đơn vị kháng chiến, trong nhân dân ở vùng giải phóng và khu căn cứ bên cạnh việc tăng cường cài cắm nhiều người và cơ sở vào các cơ quan đầu não quan trọng, cơ mật thiết yếu của chính quyền Sài Gòn, lực lượng An ninh Giải phóng đã nắm được và cung cấp nhiều nguồn tin tức rất có giá trị về số đối tượng làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, vận động chiêu hồi của phía Việt Nam Cộng hòa.[28]

Tại miền Bắc

Theo Trung tướng Trần Độ, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam không hề chủ quan giản đơn, coi thường mọi hành động tâm lý chiến, chiêu hồi của đối phương. Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng biện pháp giáo dục chính trị như là một vũ khí then chốt để củng cố lập trường cách mạng, phân biệt địch-ta, hiểu rõ bản chất nham hiểm của đối phương. Một biện pháp nữa là không ngừng nâng cao lòng căm thù sâu sắc đối với các tội ác của Mỹ và đồng minh gây ra, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến quyết thắng, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, quét sạch mọi tư tưởng tiêu cực, lạc hậu.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiêu hồi http://lienmang-vietsan.50webs.com/HN_toiTimTuDo22... http://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:jp0dpOaT... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp... http://www.psywarrior.com/ChieuHoiProgram.html http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=5&nid=11739 http://www.virtual.vietnam.ttu.edu/cgi-bin/starfet... http://www.batkhuat.net/tl-nn-trove-daigiadinh-dan... http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=826... http://www.ibiblio.org/pub/electronic-publications... http://www.rand.org/content/dam/rand/pubs/reports/...